Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

CÁCH CHỮA BỆNH MỀ ĐAY.


Tôi năm nay 20 tuổi. Cách đây 3-4 năm da tôi xuất hiện những đốm đỏ bên dưới, cứ khoảng mấy ngày là nốt đỏ trở thành màu tím và tự mất đi.
Làm sao chữa hết bệnh mày đay?
Đi khám, bác sĩ bảo tôi bị xuất huyết dưới da rồi cho uống thuốc. Nhưng tôi chỉ điều trị một thời gian thì ngưng. Bây giờ nó lại xuất hiện, đi kèm là những biểu hiện như sau khi tắm hay rửa mặt thì nổi mề đay và trên mặt thì vết mề đay trở nên sạm đen lại. Xin bác sĩ cho biết tôi làm sao để trị hết bệnh này.

Tư vấn của bác sĩ.

Mề đay là một biểu hiện dị ứng xảy ra ở da, thường gặp ở người trẻ. Triệu chứng của bệnh mề đay là sẩn hoặc mảng phù màu hồng hoặc đỏ nhô cao trên mặt da kèm theo ngứa nhiều, bệnh phát ra và kéo dài từ vài phút đến vài giờ rồi tự biến mất đi, nhưng ngày sau đó thường phát lại, nhất là vào ban đêm. Số lượng tổn thương thay đổi khác nhau, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, khi biến mất thường không để lại dấu vết. Tuy nhiên, trong dạng mề đay xuất huyết thì sau khi mề đay lặn đi còn để lại vết đen lâu dài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra mề đay: do yếu tố vật lý như cọ xát, chấn thương, do lạnh, nắng, do vận động thể lực. Do tiếp xúc: như tiếp xúc một chất nào đó ở da, do hít qua đường hô hấp, do côn trùng, vi trùng. Do thuốc men, ký sinh trùng bên trong cơ thể. Do bệnh hệ thống như bệnh luput đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng. Có nhiều trường hợp khó xác định nguyên nhân.
Chữa trị: Tìm ra và loại trừ nguyên nhân gây ra mề đay. Uống thuốc kháng dị ứng theo hướng dẫn của dược sĩ bán thuốc. Uống thuốc trước khi nổi mề đay khoảng 1-2 giờ mới có thể ngăn chặn cơn mề đay tiếp theo. Trường hợp bị mề đay kéo dài thì đi khám bệnh. Trường hợp bị mề đay nặng kèm theo phù mặt, mắt, môi, khó thở, đau bụng thì nhập viện để xử trí cấp cứu.

ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH MỀ ĐAY.


Em bị ngứa toàn thân nhất là sau khi tắm. Những nốt ngứa có dạng như những nốt bị côn trùng cắn. Cho em hỏi em bị làm sao và nguyên nhân là gì? Làm cách nào để khỏi ngứa được ạ?
Điều trị dứt điểm bệnh mề đay
Em bị ngứa toàn thân nhất là sau khi tắm . những nốt ngứa có dạng như những nốt bị côn trùng cn(kiến).
Em bị ngứa toàn thân nhất là sau khi tắm . những nốt ngứa có dạng như những nốt bị côn trùng cắn(kiến).Em đã đi khám ở phòng khám tư . Người ta siêu âm gan và thử máu bảo em bình thường và chẩn đoán em bị lên mày đay . Bác sỹ có kê đơn thuốc cho em em đã uống + tra ngoài da đồng thời cũng tẩy giun sán và đỡ được một thời gian . Nhưng giờ khi thuốc hết em lại ngứa lai. Cho em hỏi em bị làm sao và nguyên nhân là gì em làm cách nào để khỏi ngứa được ạ . Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Mày đay là một bệnh lý ngoài da   dị ứng   do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước thay đổi như vết muỗi cắn hoặc mảng lớn bằng nửa bàn tay, nổi khắp cơ thể, tập trung nhiều ở vùng tì đè, cọ xát. Có 2 dạng mày đay: Cấp tính và mãn tính – xuất hiện mày đay hơn 6 tuần.
Nguyên nhân : thường do dùng thực phẩm, thuốc; khí hậu thay đổi; tiếp xúc hóa chất, khói bụi, phấn hoa; nhiễm ký sinh trùng…
  • Do thức ăn: Trứng, nấm ăn, tôm, cua, ốc, sò cá, thịt, đồ hộp…
  • Do thuốc: nguyên tắc là bất kỳ một thuốc nào đưa vào trong cơ thể cũng có thể gây dị ứng, kể cả thuốc điều trị dị ứng…Một số thuốc hay gây dị ứng như: Kháng sinh, huyết thanh, văcxin, sulfamid, quinin,…
  • Ký sinh vật: giun, sán
  • Côn trùng đốt: Muỗi, rệp
  • Tiếp xúc với lá cây (lá han), sâu bọ, nước, gió lạnh…
  • Do điều kiện sinh lý: mệt nhọc, gắng sức, cảm xúc, bệnh rối loạn thần kinh vận mạch, tăng thẩm thấu thành mạch, tăng hoạt động của các chất sinh học trung gian như histamin, serotonin. Kết hợp với rối loạn thần kinh trung ương.
Các xét nghiệm cần làm trong bệnh mày đay:
  • Công thức máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, tìm ấu trùng giun chỉ trong máu.
  • Khám dịch vị để xác định có triệu chứng thiểu toan hoặc vô toan.
  • Xét nghiệm về cơ địa dị ứng, dị ứng thuốc, phản ứng nội bì với histamin.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Ngứa là triệu chứng chủ yếu.
  • Sẩn phù: là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vung trung tâm trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn có cảm giác căng. Có thể sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể. Khi xuất hiện ở những tổ chức lỏng lẻo như bộ phận sinh dục, mi mắt, có thể gây phù rất lớn., các thương tổn có thể xẹp dần xuống và thay thế vào đó là các thương tổn mới. có thể do ngứa gãi mà có thêm tổn thương như xây xước da, mụn mủ bội nhiễm…
  • Các thương tổn mày đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn.
  • Mày đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày. Có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính.

Điều trị:

Thông thường điều trị     bằng các thuốc kháng histamin tổng hợp tức thời trong vòng 10 đến 15 ngày đầu phát bệnh. Sau đó phải tiếp tục điều trị để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị mày đay cần chú ý vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây khởi phát bệnh, ăn kiêng (thực phẩm từ biển, đồ lên men…), tránh gió bụi, tắm nước ấm, hạn chế dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng, như: Chlorpheramine, Polaramine, Hydroxyzine, Cetirizine, Loratadine… Nếu dùng khoảng 2 tuần mà tình trạng bệnh không giảm hoặc diễn tiến chậm nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được khám và cho xét nghiệm tầm soát các yếu tố khởi phát bệnh.
Muốn điều trị dứt điểm triệu chứng nổi mày đay vào các buổi chiều tối hoặc khi trời hơi lạnh phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Tuy nhiên việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó vì vậy điều trị thường đòi hỏi sự kiên trì là lâu dài.
Trong trường hợp này của bạn bắt buộc phải đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc, kể cả thuốc nam khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định đường dùng thuốc cho người bệnh như uống, tiêm, truyền…
Chúc bạn sức khỏe!

ĐIỀU TRỊ BỆNH MỀ ĐAY.


Tôi năm nay 22 tuổi cách đây 3 tháng tôi bị ngứa trên nhiều vùng cơ thể Đi khám và được biết là nổi mề đay.Hiện nay tôi đang uống thuốc Benedyl Nhưng rất ngứa chưa khỏi Hay ngứa về đêm thời tiết nóng hoặc ăn thức ăn cay có tính nóng.Rất mong các bác sĩ cho cách điều trị dứt điểm.Cảm ơn rất nhiều ạ.

Trả lời: 
Mề đay và phù mạch chiếm khoảng 15-23% dân số. Trong một đời người thường xuất hiện ít nhất là vài lần sẩn mề đay. 
 
Mề đay là những sẩn phù xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, kích thước từ 1 mm đến vài cm, hình tròn hoặc bầu dục. Bề mặt thương tổn giống như vỏ cam sành, màu hồng hoặc như màu da bình thường. Nếu sẩn to từ 1 cm đến vài cm thì ở giữa thương tổn màu trắng, xung quanh có quầng đỏ. Mề đay thường có ngứa dữ dội. 
 
Phù mạch là phù với diện rộng ở trung bì và tổ chức dưới da. Vị trí hay gặp ở vùng da lỏng lẻo như: mi mắt, mặt, mu bàn tay, mu bàn chân. Đôi khi phù xuất hiện ở niêm mạc môi, lưỡi, phù thanh quản gây tắc thở, đe dọa đến tính mạng. Phù mạch còn được gọi là phù Quincke, thường không có ngứa. 
 
Mề đay và phù mạch thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa: từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Bệnh thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm da cơ địa. Ở những người này, nồng độ kháng thể IgE trong máu thường cao hơn mức bình thường. 
 
Điều trị bệnh mề đay: tìm căn nguyên để loại trừ. Uống thuốc kháng histamin như Cetirizine, Loratadin 10-20 mg/ngày hoặc Fexofenadine 180 mg/ngày. Nếu thất bại, có thể kết hợp với kháng thụ thể H2 (Cimetidin) hoặc dùng Doxepin trong những trường hợp mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm. Prednisolon được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch - mề đay - tăng bạch cầu ái toan. Nếu phù thanh quản đe dọa đến tính mạng, có thể phải mở khí quản cấp cứu. 
Trường hợp bạn đã đi khám, đã được chẩn đoán bệnh và được kê đơn thuốc điều trị. Bạn nên tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có bất cứ vấn đề gì trong việc sử dụng thuốc bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị. ngoài ra bạn cần tái khám để bác sĩ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để có quyết định điều trị đúng.

CHÚC BẠN MAU KHỎI BỆNH!

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

CHỮA BỆNH DỊ ỨNG MỀ ĐAY?


Ngày càng có nhiều người bị dị ứng, mề đay và việc chữa trị là tương đối khó khăn. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và có cách chữa bệnh tốt nhất?
  http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20609748-1-image002.jpeg
Hình ảnh mề đay.
Những biểu hiện của bệnh dị ứng, mề đay
-  Vị trí hay gặp: đầu mặt, thân mình, tay chân, hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể.
- Tổn thương cơ bản.
Là sẩn phù (sẩn mề đay) : màu hồng hay trắng như màu da, gồ cao, lỗ chân lông dãn rộng, kích thước sẩn vài mm đến 1-2 cm hoặc cả mảng.
Có khi nhiều sẩn liên kết với nhau thành mảng vằn vèo như bản đồ.
Xuất hiện đột ngột; biến đi nhanh chóng trong vòng một vài giời- một vài ngày, không để lại vết tích gì trên da.
Nếu mọc ở vùng da lỏng lẻo như mi mắt, da bìu thì lan to nhanh, gây nề.
Dị ứng, mề đay xuất hiện triệu chứng gì?
Ngứa dữ dội, dấm dứt.
Có khi kèm đau bụng, ỉa lỏng, khó thở ( do ban mọc ở đường tiêu hóa, hô hấp).
Tiến triển từng đợt vài ngày, có khi tái phát dai dẳng hàng tháng, năm nọ tới năm kia.
Căn nguyên  của bệnh dị ứng
+  Thường do dị ứng, giải phóng Histamin, Serotonin. Thể địa dị ứng IgE tăng.
 Cây cỏ, côn trùng lông súc vật, phấn hoa, bụi...
 Hoá chất
 Thuốc men: Sulfamid, aspirin, penixilin.
 Thức ăn- tôm cua cá, ốc (hải sản).
 Do lạnh: Nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh.
 Không rõ nguyên nhân.
Điều trị dị ứng, mề đay bằng đông y.
+   Tây y điều trị giai đoạn cấp rất hiệu quả tuy nhiên dễ tái phát, để điều trị triệt để cần kiên trì điều trị kết hợp đông y.
+  Theo đông y: Nguyên nhân gây dị ứng nói chung là do chứng năng gan kém, nóng gan vì vậy cần kiêng đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ưng. Hải sản là thức ăn nhiều người bị dị ứng.
Chữa bệnh dị ứng, mề đay với "Tinh Hoa Tả Can"
Sản phẩn "Tinh Hoa Tả Can" có tác dụng đào thải tác nhân gây bệnh đồng thời trên hệ gan mật và hệ tiết niệu, nhờ cơ chế này mà bệnh đã được chữa trị tận gốc. Tuy nhiên, để chữa khỏi triệt để bệnh nhân cần kiên trì điều trị 3-6 tháng, kể cả khi đã thấy không còn triệu chứng của bệnh.

BỆNH MỀ ĐAY CÓ THỂ CHỮA KHỎI.


Câu hỏi:
"Trên da của tôi hay xuất hiện những nốt sẩn đỏ rất ngứa, càng gãi càng ngứa nhưng rồi tự khỏi. Nghe nói đó là bệnh mày đay. Xin hỏi khi bị mày đay có nguy hiểm không? Có điều trị khỏi hẳn được không?".
Trả lời:
Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp, biểu hiện chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng đốt, vi sinh vật, ký sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, do nắng) hoặc do tăng tiết cholin và có thể do di truyền.
Bệnh mày đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Mày đay cấp tính xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể, biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mày đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề rất nguy hiểm.
Mày đay mạn tính xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng, không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít. Mày đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vòng, thành vạch, mày đay xuất huyết, mày đay mụn nước. Đặc biệt là dạng mày đay phù Quincke: sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục. Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Đôi khi phù Quincke gây tổn thương ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh quản tạm thời rất nguy hiểm, phải cấp cứu ngay.
Khi bị bệnh mày đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có chỉ định thích hợp cho từng loại mày đay. Để điều trị bệnh, Tây y thường dùng các loại kháng histamin tổng hợp đặc biệt là các loại không gây buồn ngủ. Trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng corticoid. Tại các vùng da bị mày đay có thể dùng một số kem như phenergan cream 2% bôi thật mỏng, dầu nóng... Về Đông y, có một số bài thuốc khá hiệu nghiệm nhưng phải được các thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm kê đơn, bốc thuốc thì mới hiệu quả.